Bài nổi bật

Đỗ Nương Báo Oán – Hồ Biểu Chánh

Trích đoạn tác phẩm – Đỗ Lương Báo Oán
Trái đất vần xây, tối rồi kế sáng, sáng rồi tối lại.
Nước sông luân-chuyển, hết ròng rồi lớn, lớn rồi lại ròng. Việc nhà hễ hết thạnh rồi tới suy cũng như vận nước hễ mất trị thì phải loạn. Đó là định-luật dĩ-nhiên xưa nay thường-lệ mà Đông Tây cũng thường-lệ.
Thử lật Việt-Nam Quốc-Sử mà xem, chúng ta sẽ nhận thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.
Kìa như thuở xưa, sau một cơn bị trị kéo dài đến trót một ngàn năm, nước non nghiêng-ngửa, quốc-hồn lu-lờ, dân-chúng khóc than, cỏ cây khô héo. Trong thời-gian đau khổ ấy tuy có Trưng Nữ Vương, có Bà Tiệu-Ẩu, có Lý Nam-Đế, có Triệu Việt-Vương có Mai Hắc-Đế, có Khúc-Thừa Dũ lần-lượt nổi lên quyết ra tay bình-định sơn-hà và đem chủ-quyền quốc-gia về cho dân-tộc. Rất tiếc thay các đứng tiền-nhơn ấy có hào-khí chói-lòa, có hùng-tâm mãnh-liệt, nhưng chưa phải là người lật ngược thời-cuộc, bởi vậy công-nghiệp không thành-tựu được hoàn-toàn, chỉ lưu lại danh thơm chí cả cho hậu nhơn sùng-bái muôn đời mà thôi….
Giới thiệu đôi nét về tác giả: Hồ Biểu Chánh
Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan… đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Tác giả: Hồ Biểu Chánh – Giọng đọc: Lê Duyên
Nguồn Audio Lê Duyên
 

Xem thêm đề xuất

Bí quyết kinh doanh của người Do Thái

RadioVn.Com – Dân tộc Do Thái nổi tiếng thế giới với tài kinh doanh độc đáo. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *