RadioVn.Com – Lời Nguyền Trong Làng Âm Nhạc Thế Giới
Không chỉ còn được coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cái chết của một loạt những nghệ sĩ âm nhạc thế giới đã khiến những người yêu nhạc phải đặt cho tên gọi “lời nguyền”.
1. Lời nguyền Buddy Holly
Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên “Ngày âm nhạc chết lặng”.
Được biết, vào ngày này, cả 3 nghệ sĩ đình đám của Mỹ những năm 1950 đã cùng tử nạn trong vụ đâm máy bay, dịp Lễ hội Khiêu vũ mùa đông. Đây cũng được coi là điểm khởi đầu cho lời nguyền Buddy Holly. Sở dĩ bị gọi là “lời nguyền Buddy Holly” là vì những nhạc sĩ, những ca sĩ hay người có quan hệ giao tiếp với anh đều chết yểu.
Ronnie Smith, một ca sĩ được mời tới để thay thế Holly trong tour diễn năm đó đã phải tới bệnh viện điều trị tâm thần ngay sau buổi biểu diễn trong Lễ hội Khiêu vũ mùa đông, đồng thời cũng được coi là buổi biểu diễn cuối cùng của anh. Vài năm sau đó, Ronnie đã treo cổ tự tử kết thúc cuộc đời nghệ sĩ của mình.
Kế đến là David Box, một thành viên trong nhóm The Crickets của Holly. David cũng đã theo đuổi sự nghiệp hát solo, nhưng cũng giống như người bạn xấu số của mình, anh tử nạn trong một vụ đâm máy bay khác. Thật trùng hợp, chàng ca sĩ cũng qua đời ở tuổi 23.
Sau cái chết của Holly, Maria – vợ anh đã bị thất lạc đứa con duy nhất của hai người. Cũng kể từ đó, lời nguyền Buddy Holly đã ám tới Gene Vincent và Eddie Cochran. Cả hai nghệ sĩ này đều có mối quan hệ mật thiết với Holly cũng như nhóm The Crickets.
Theo đưa tin, lời nguyền đáng sợ này còn ám Keith Moon sau khi xem xong bộ phim “Cuộc đời củaBuddy Holly” vào ngày 9/7. Ngày Keith Moon qua đời trùng vào đúng ngày sinh nhật của Holly.
2. Lời nguyền “Gloomy Sunday”
Thật khó có thể tin được bài hát buồn “Gloomy Sunday” (Dịch: Ngày chủ nhật ảm đạm) lại chứa đựng “quyền năng” giết người đến đáng sợ như một lời nguyền.
Tác giả ca khúc là hai nhạc sĩ người Hungary Rezs Seress và Ladislas Javor. Ngay từ khi mới ra mắt, ca khúc đã gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Được biết, “Gloomy Sunday” là ca khúc viết về người yêu đã tự tử của Seress.
Đã có rất nhiều vụ tự tử xảy ra sau khi nghe bài hát ảm đạm này. Vì vậy, năm 1933, sau một thời gian ra mắt, các nhà cầm quyền đã phải ra lệnh cấm bật ca khúc này trong toàn quốc.
Ca khúc chứa đựng quyền năng đáng sợ đã được ca sĩ Billie Holiday cover lại và trở nên nổi tiếng vào năm 1941. Cứ mỗi khi những giai điệu của Gloomy Sunday vang lên, nỗi lo sợ về sự gia tăng tự tử ngày càng đè nặng. Và không tránh khỏi vết xe đổ của bản gốc, bản cover này một lần nữa lại bị cấm phát trên đài BBC.
Giống như định mệnh đáng sợ của các “nạn nhân” yêu âm nhạc của mình, tác giả Seress sau đó cũng tự tử, kết thúc cuộc đời mình.
Không biết liệu lời nguyền Gloomy Sunday đã được hóa giải hay chưa, nhưng cho tới ngày nay, ca khúc vẫn thỏa mãn được tai nghe nhạc của không ít người.
3. Lời nguyền bản giao hưởng số 9
Trong nền âm nhạc cổ điển thế giới, các nghệ sĩ vẫn truyền tai nhau về những cái chết trùng lặp đến đáng sợ có tên gọi “Lời nguyền bản giao hưởng số 9”.
Nguyên nhân tên gọi của lời nguyền này xuất phát từ việc nhiều nhạc sĩ qua đời chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn thành xong bản giao hưởng thứ 9 của mình.
Mặc dù, từ trước tới nay, lời nguyền này vẫn chỉ được coi là mê tín dị đoan, nhưng cái chết của thiên tài âm nhạc Beethoven có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình, chú tâm tới.
Nhà soạn nhạc người Áo có tên Gustav Mahler cứ nghĩ rằng mình sẽ là người đầu tiên hóa giải được lời nguyền đáng sợ này. Khi chỉ mới bắt tay vào bản nhạc thứ 10, ông lại tiếp tục qua đời giữa công trình nghệ thuật còn ngổn ngang. Điều này, càng khiến lời nguyền bản nhạc thứ 9 này càng trở nên bí ẩn hơn bao giờ hết.
Diễn đọc – Tiểu Thiện Linh