Bài nổi bật

“Nói với con tôi là tôi rất yêu nó”

RadioVn.Com – “Nói với con tôi là tôi rất yêu nó”

{“embed_link”:”https://radiotoday.net/?cue_embed=noi-voi-con-toi-la-toi-rat-yeu-no&cue_theme=default”,”permalink”:”https://radiotoday.net/?cue_playlist=noi-voi-con-toi-la-toi-rat-yeu-no”,”skin”:”cue-skin-default”,”thumbnail”:”https://radiotoday.net/wp-content/uploads/2016/01/Noi-voi-con-toi-lu00e0-toi-yeu-no.jpg”,”tracks”:[{“audioId”:0,”audioUrl”:”https://archive.org/download/NTDNQ6C6Mixdown/2%20Noi%20Voi%20Con%20Toi%20La%20Toi%20Yeu%20No_mixdown.mp3″,”artist”:””,”artworkId”:0,”artworkUrl”:””,”format”:””,”length”:””,”title”:”RadioVn.Com – u201cNu00f3i vu1edbi con tu00f4i lu00e0 tu00f4i ru1ea5t yu00eau nu00f3u201d”,”order”:0,”mp3″:”https://archive.org/download/NTDNQ6C6Mixdown/2%20Noi%20Voi%20Con%20Toi%20La%20Toi%20Yeu%20No_mixdown.mp3″,”meta”:{“artist”:””,”length_formatted”:””},”src”:”https://archive.org/download/NTDNQ6C6Mixdown/2%20Noi%20Voi%20Con%20Toi%20La%20Toi%20Yeu%20No_mixdown.mp3″,”thumb”:{“src”:””}}]}

Trong làng không ai là không biết đến hai cha con ông. Người cha già vừa đi bán vé số, vừa bán báo dạo hàng ngày để kiếm bữa cơm bữa cháo nuôi đứa con trai tật nguyền. Người con dù đã 25 tuổi vẫn ngẩn ngơ như đứa trẻ lên ba.
Có người chép miệng bảo: “Chẳng hiểu kiếp trước ông ấy ác cỡ nào mà giờ bị quả báo, đày ải khổ như thế”.
Hàng ngày, ông cần mẫn dậy từ sớm luộc hai củ khoai lang, để cho con một củ và mang theo bên mình một cũ để mưu sinh cả ngày dài. Một bà lão sống một mình bên nhà thương xót cho hoàn cảnh của ông nên tình nguyện trông con giúp ông, thế là ông yên tâm lang thang khắp mọi nẻo đường để kiếm tiền.
Mặc dù nghèo đói nhưng khi được dân làng cho tiền, ông đều từ chối bởi ông nghĩ rằng, mình còn sức lao động thì không nên dựa dẫm vào người khác. Ông chỉ vui vẻ nhận thức ăn của một vài người bạn nghèo bên cạnh nhà, họ tuy nghèo nhưng đều là những con người đầy tình nghĩa.
Theo như lời ông kể, hồi trẻ vì quá say sưa kiếm tiền nên ông không có thời gian dành cho con trai. Năm nó 7 tuổi, một cơn sốt cao đã khiến nó trở nên ngẩn ngơ. Vợ ông vì hận chồng mà bỏ nhà đi.
Khi về, nhìn thấy đứa con trai trắng trẻo hồng hào nhưng đờ đẩn, ông xót xa vô cùng. Từ đó, ông bắt đầu lao vào rượu chè, gái gú, bỏ mặc cậu con trai sống dở chết dở không có người chăm nom. Mãi cho đến một hôm bị một người phụ nữlừa hết tiền bạc, ông mới tỉnh ngộ ra mọi điều. Ông gần như kiệt sức vì rượu và suy sụp về tinh thần.
Nhiều lần có ý định tự tử nhưng vì nghĩ thương con nên ông quyết tâm sống, kiếm tiền, làm lại từ đầu với hy vọng một ngày nào đó có thể chữa bệnh cho con.
Ngày Tết, trong khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng thì ông dẫn con lê lết dưới trời mưa phùn giá lạnh để xin vài đồng bạc lẻ, xin cơm nguội cho con còn cha thì nhịn.
Mặc dù khờ khạo nhưng có lần nhìn thấy cha bị đám thanh niên mua vé số không trả tiền đánh cho bầm tím chân tay, nó cúi xuống che chắn cho cha, miệng ú ớ như muốn nói điều gì đó. Đêm đó, ông ôm con khóc.

“Nói với con tôi là tôi rất yêu nó” 
Thấy con thỉnh thoảng lôi tờ báo cũ ra xem, ông vui mừng khôn xiết, thậm chí còn nhảy lên như một đứa trẻ. Từ đó trở đi, mỗi buổi tối ông đều kiên nhẫn “học” chữ cùng con. Mặc dù chật vật suốt mấy năm trời, cậu mới nhớ được vài chữ nhưng đối với ông, như vậy đã là quá hạnh phúc rồi.
Ông vẫn kiên trì dạy con, tìm cách giúp con nhận biết mọi vật xung quanh. Và, trời không phụ lòng người, nó dần nhận biết được mọi vật nhiều hơn và có vẻ lanh lợi hơn một chút. Ông cũng dần già đi.
Ông làm việc cật lực hơn bởi ông vui vì con đã biết được nhiều hơn, ông nhận đan thêm giỏ tre, vì chăm chỉ lại thêm khéo tay nên ông nhận được cảm tình của ông chủ.
Hôm đó, ông nhận được tiền lương, ông mua cho con một chiếc bánh bao rồi háo hức về nhà, vừa đi ông vừa nghĩ đến khuôn mặt con trai đang ăn chiếc bánh bao ngon lành.
Bỗng “Két!”, ông ngã lăn quay ra đường, người bê bết máu, trong tay vẫn cầm chặt chiếc bánh bao. Trong lúc không để ý, ông bị một chiếc xe tải đâm vào.
“Nói với con tôi là tôi rất yêu nó!”. Ông chỉ kịp nói một câu cuối cùng và nhét vội chiếc bánh bao vào tay của một người đàn ông ngồi gần đó. Rồi ông ra đi, người ta thấy trong chiếc giỏ của ông văng ra một chiếc bánh mỳ đang ăn dở.
Người ta tìm thấy trong chiếc rương gỗ của ông có một chiếc hộp nhỏ. Nếu không nói ra, khó ai có thể ngờ được bên trong là hơn 20 triệu đồng. Ông đã tiết kiệm, chắt chiu nhiều năm để dành dụm cho con. Cậu con trai vẫn khờ khạo ngồi nghịch đồ chơi cha tự tay làm cho nó.
Thỉnh thoảng nó bật cười khanh khách. Nó cũng chẳng hề quan tâm, người đàn ông nằm trong cỗ quan tài kia là ai. Nó ngó vào nhìn rồi chạy đi, lúc sau nó lại chạy vào lay lay người ấy rủ chơi cùng.
Bất chợt nó mếu máo gọi: “Cha ơi!”
Nó khóc thật to, không ai dỗ nổi. Người ta mặc áo tang vào cho nó, đưa nó chiếc gậy và chỉ nó cách đi theo tục lệ.
Trên bức di ảnh, người cha đang mỉm cười. Ông vui vì giờ đây con ông đã được đưa vào nhà tình thương dành cho trẻ em mồ côi chứ không phải một thân một mình khi ông không còn nữa.
(Truyện sưu tầm)
Thực hiện: Tiểu Thiện Linh – RadioVn.Com

Xem thêm đề xuất

Cafe âm nhạc 12h – Mùa hè

RadioVn.Com – “Đẹp như ánh bình minh bừng lên giữa đêm tối …Đẹp như cánh đồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *