Bài nổi bật

Rừng của mùa sau – Thu Trân

Nhân vật Huyên trong câu chuyện đi tìm rừng xưa cũng là tìm một thời tuổi trẻ của mình. Sau khi chiến tranh kết thúc được 10 năm, Huyên cũng như biết bao thanh niên thành thị tuổi trẻ háo hức về các vùng quê để xây dựng lại quê hương. Cô bén duyên với chàng trai tên Rừng Đước có biệt danh là Tazan. Hai người đã có một đêm gắn bó với nhau. Hoàn cảnh đẩy đưa, Huyên cùng gia đình vượt biên qua Mỹ và mấy chục năm sau cô mới trở lại quê hương. Con trai của Huyên với Đước là Hoài Lâm giờ là một kĩ sư nông nghiệp tham gia dự án phục hồi rừng ngậm mặn Cần Giờ. Thấp thoáng trong tình yêu của Huyên và Đước là mối liên hệ gắn bó giữa con người và rừng, giữa con người và quê hương. Cuộc sống của người dân miền Đông Nam Bộ với tính cách chất phát, dũng cảm, khẳng khái thể hiện sinh động qua nhân vật Nguyễn Rừng Đước. Từ đời ông nội Đước, cha của Đước, đời Đước rồi sau này là cậu con trai trở thành một mạch nguồn không ngừng gắn bó với rừng cây. Rừng đước ngậm mặn trở thành nơi sinh sống, chiến đấu của con người trong chiến tranh, là cái nôi cho sự sống phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chất độc da cam của đế quốc Mỹ đã hủy hoại biết bao rừng cây, gây ra di chứng chiến tranh cho hàng vạn người dân Việt Nam. Nhưng sự sống thì luôn mãnh liệt, thiên nhiên thật diệu kỳ, chỉ vài chục năm thôi rừng đước lại hồi sinh. Tiến sĩ lâm nghiệp Hoài Lâm, kết quả của mối duyên tình giữa Huyên và Đước chính là mầm cây sẽ gây dựng lại khu rừng mới. Một câu chuyện về cuộc sống người dân thời hậu chiến được tác giả viết nhẹ nhàng, đậm phong vị Nam Bộ và giàu cảm xúc.

Xem thêm đề xuất

Cafe âm nhạc 12h – Mùa hè

RadioVn.Com – “Đẹp như ánh bình minh bừng lên giữa đêm tối …Đẹp như cánh đồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *