Nhân vật trong truyện ngắn “Vết sẹo” rõ là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp quyến rũ. Cô ta rất biết vũ khí lợi hại của mình với đàn ông. Quen được yêu chiều, được si mê, được cánh đàn ông tôn thờ, qui phục cô ta dường như không có khái niệm trân quí tình cảm mà thậm chí còn trở nên ngông cuồng, chớt nhả, đùa cợt tình cảm của những kẻ si mê mình : ví dụ muốn bọn họ chứng tỏ tình cảm bằng cách thách đố nhảy xuống biển, hay ăn cắp một vật gì….Hơn thế nữa cô là tipe phụ nữ buông thả. Thay người yêu như thay áo. Một con người luôn muốn “hôm qua không giống hôm nay, hôm nay phải khác ngày mai’’. Điều này cũng không đặc biệt gì lắm với lối sống phóng túng kiểu phương Tây. Cho đến một ngày biến cố xảy ra. Chi tiết vết sẹo ở đuôi mắt của Natasa dẫn đến câu chuyện về trò chơi Cúc cu do cô ta nghĩ ra, ba người đàn ông tham gia trong một cuộc trốn tìm có súng. Kết cục hai người chết một người bị thương. Có thể nói sự việc đó giống như giọt nước làm tràn ly cho thấy sự trả giá, hệ quả ghê gớm của thói ngông cuồng, rồ dại của cô ả. Nó đi quá giới hạn cho phép chở thành tội ác, dằn vặt con người suốt đời. Natasa trở nên nghiện rượu. Với truyện ngắn này đặc biệt qua nhân vật chính Natasa và nhân vật “tôi” – người kể chuyện, tác giả cho thấy tài phân tích tâm lý nhân vật, quá trình vận động, biến chuyển nội tâm, lý giải tại sao nhân vật Natasa lại có hành động, thú chơi ngông cuồng, cực đoan như vậy . Vì những người đàn ông đã nuông chiều, đã dung túng làm hư cô. Tác giả phân tích phải chăng những người yêu nàng cũng có lỗi. Cuối truyện nhà văn còn mổ xẻ cả nội tâm nhân vật tôi. Sự tự vấn của nhân vật “tôi” “Muốn trừng phạt việc nàng bỏ rơi, Muốn chờ một tai họa xảy đến với nàng”. Truyện cho các bạn trẻ bài học về tình yêu- thứ tình cảm rất cần được trân quí.